Sàn ôm lệnh là gì?

Sàn ôm lệnh tên tiếng Anh là Dealing Desk, một sàn giao dịch có hình thức khác biệt so với truyền thống đang được ưa chuộng. Lợi thế khi giao dịch trên sàn này chính là lệnh được xử lý với tốc độ nhanh, tính thanh khoản lớn. Vậy sàn ôm lệnh là gì? Bài viết hôm nay cùng chúng tôi tìm hiểu về các sàn Forex ôm lệnh, sự khác nhau giữa sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh là gì?

Khái niệm sàn ôm lệnh là gì?

Dealing Desk, hay còn gọi là sàn ôm lệnh, bạn có thể ví nó như là một chiếc bàn giao dịch. Hiểu một cách đơn giản, những hoạt động giao dịch đều sẽ phải thông qua chiếc bàn này. Những sàn ôm lệnh Forex là sàn giao dịch tự cung cấp giá, tính thanh khoản để tạo thành một thị trường, mà tại đây bên mua và bên bán có thể thỏa thuận dễ dàng hơn.

Bạn cũng có thể xem các sàn ôm lệnh này là những nhà tạo lập thị trường (Market Maker). Họ cung cấp thanh khoản cao và điều này hoàn toàn có lợi cho các nhà giao dịch. Khi bạn vào lệnh mua thì sàn sẽ mở lệnh bán để giúp cân bằng nguyên tắc cung – cầu trên thị trường.

Ngược lại với sàn ôm lệnh là sàn đẩy lệnh (No Dealing Market – NDD). Những sàn này chỉ là bên môi giới (bên thứ 3) để giúp giao dịch và không cung cấp giá giống như sàn ôm lệnh.

Sàn ôm lệnh Forex vận hành như thế nào?

Khi bạn vào lệnh mua cặp tiền tệ EUR/USD trên sàn ôm lệnh, lúc này sàn sẽ tìm kiếm cho bạn một lệnh bán thích hợp với lệnh bạn đã đặt để khớp lệnh. Một phương án khác đó là chuyển lệnh vừa được đặt cho một nhà cung cấp thanh khoản trên sàn để thỏa thuận. Một số nhà cung cấp trên sàn là Ngân hàng, Tổ chức tài chính lớn như: Barclay, JPMorgan,…

Sàn ôm lệnh (Dealing Desk) còn là một bên thứ ba để giao dịch Forex. Các sàn Forex ôm lệnh bằng việc trao đổi mua và bán nếu không có lệnh tương tự sẵn trên thị trường. Một minh họa cụ thể cho bạn hiểu rõ hơn:

Ví dụ: Một nhà giao dịch cần mua 1000 lot vàng, may mắn trên thị trường có sẵn người bán 1000 lot vàng thì lệnh sẽ được khớp. Lúc này sàn ôm lệnh sẽ là bên thứ 3 thu phí chênh lệch bên mua và bên bán.

Thế nhưng nếu như trên thị trường không có lệnh khớp sẵn thì sao? Ví dụ như thị trường chỉ bán 300 lot, lúc này sàn ôm lệnh sẽ làm gì?

  • Phương án thứ 1 có thể họ sẽ ôm hết toàn bộ lệnh. Đồng nghĩa với việc họ sẽ mở lệnh bán 700 lot để tạo sự cân bằng thị trường.
  • Phương án thứ 2 là họ chỉ ôm một phần, phần còn lại thì họ đẩy cho thị trường liên ngân hàng. Chẳng hạn như họ chỉ ôm 500 lot, còn 200 lot thì họ đẩy cho các bên cung cấp khác như Barclay, JPMorgan,.. ôm lệnh.

Qua minh họa cụ thể trên, bạn đã hiểu rõ về vai trò của sàn ôm lệnh. Ngoài là một sàn môi giới, nó còn đóng vai trò như một sàn đẩy lệnh và giúp cân bằng thị trường. Từ đó có thể thấy sàn ôm lệnh rất quan trọng và không thể thiếu đối với thị trường tài chính nói chung và Forex nói riêng.

Cách phân biệt sàn ôm lệnh và sàn đẩy lệnh chi tiết

Sau khi đã đọc các nội dung trên, bạn đã biết cơ bản về khái niệm của hai sàn này. Về bản chất nhiều sàn ôm lệnh vẫn có thể thực hiện vai trò của sàn đẩy lệnh. Chúng ta phải hiểu rõ sự khác nhau của hai loại sàn này để có thể giao dịch tốt hơn.

Sàn ôm lệnh
(Dealing Desk)
Sàn đẩy lệnh
(Non Dealing – Desk)
Nhà môi giới Dealing Desk (DD) hay bạn gọi là nhà tạo lập thị trường Market Maker (MM). Họ giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhận đơn đặt lệnh từ khách hàng. Tuy nhiên, các nhà môi giới MM tính phí hoa hồng và chênh lệch nên giá giao dịch thường không thể hiện đúng tình hình thực tế trên thị trường.
Có hai loại sàn No – Dealing Desk (NDD) chính. Cả hai loại sàn này đóng vai trò là bên thứ 3, các nhà giao dịch có thể tự kết nối và giao dịch với nhau trên sàn này. Bên bán và bên mua sẽ có thể dễ dàng thỏa thuận với giá cả được lòng hai bên. Bao gồm:
+ Electronic Communication Network (ECN): Sàn chỉ tính mức hoa hồng cho những giao dịch có điều kiện tiền gửi ít nhất phải nhiều.
+ Straight Through Processing (STP): Sàn sẽ không tính mức hoa hồng, đồng thời tiền gửi tối thiểu ít hơn.
Sàn tự tiến hành khớp lệnh cho nhà giao dịch. Đồng nghĩa với việc sàn sẽ ôm lệnh toàn bộ hoặc ôm 1 phần.
Đóng vai trò là sàn trung gian. Giúp nhà giao dịch kết nối và trao đổi với nhà cung cấp thanh khoản. Nói một cách khác, họ sẽ đẩy lệnh của trader sang một ngân hàng hoặc tổ chức có tính thanh khoản cao.
Lợi nhuận sàn kiếm được chủ yếu từ việc đặt cược. Nếu trader thắng thì họ thua và ngược lại. Ngoài ra, nhờ vào việc mua vào với giá thấp và bán ra với giá cao. Thông qua thu phí chênh lệch khi bên mua và bán giao dịch.
Lợi nhuận dựa trên phí hoa hồng và phí chênh lệch khi hai bên giao dịch trên sàn. Giao dịch tại sàn hầu như không có rủi ro.

Như đã đề cập phía trên, hai sàn này vẫn có thể hoạt động song song với nhau. Sàn đẩy lệnh hoàn toàn có thể đẩy lệnh cho một sàn ôm lệnh. Còn sàn ôm lệnh có thể thực hiện đẩy lệnh cho nhà cung cấp thanh khoản cao khác trên thị trường Forex.

Ưu và nhược điểm của các sàn ôm lệnh Forex

Sau khi đọc qua về cách mà một sàn ôm lệnh hoạt động, chúng ta có thể thấy đây là một sàn ngoại hối rất tiện ích. Tuy nhiên, những sàn này cũng sẽ có những mặt hạn chế. Cùng chúng tôi tìm hiểu ưu và nhược điểm của các sàn này nhé.

Ưu điểm của các sàn Forex ôm lệnh

Trước khi quyết định tham gia giao dịch trên sàn ôm lệnh (Dealing – Desk), đầu tiên và cũng là quan trọng nhất chính là tìm hiểu thế mạnh của sàn này.

  • Sở hữu thanh khoản lớn: Sàn ôm lệnh sẽ thực hiện lệnh của nhà giao dịch ngay lập tức. Điều này giúp bạn tối ưu chi phí và thời gian giao dịch. Bạn cũng không cần phải tìm điểm khớp lệnh hoặc bỏ thời gian ra để chờ đợi.
  • Phí chênh lệch thấp: Vì tính chất của các sàn Forex ôm lệnh là tự xác định điểm khớp lệnh cho bên mua và bên bán nên phí chênh lệch (Spread) thấp hơn so với các sàn đẩy lệnh.
  • Không thu phí hoa hồng: Sàn ôm lệnh chỉ tính phí chênh lệch và bạn sẽ không cần trả phí hoa hồng. Hiện nay còn có một vài sàn ôm lệnh không tính phí qua đêm.
  • Độ uy tín cao: Các trader không cần lo lắng bị lừa hay lệnh sẽ không được thực hiện bởi khi tham gia vào sàn DD, họ đảm bảo việc khớp lệnh.

Nhược điểm của các sàn Forex ôm lệnh

Không chỉ riêng sàn ôm lệnh mà các loại sàn giao dịch Forex đều sẽ có cơ hội và rủi ro giao dịch riêng. Với các sàn ôm lệnh, nó hạn chế ở chỗ:

  • Tính thanh khoản: Chính vì sở hữu tính thanh khoản cao nên nó cũng có một số bất lợi. Bởi vì sàn ôm lệnh phải đảm bảo đủ tiền cho trường hợp nhà giao dịch yêu cầu rút tiền, nếu số lượng người muốn rút tăng lên, sàn có thể sẽ gặp khó khăn. Tình trạng này kéo dài, sàn sẽ có nguy cơ phá sản, nhà giao dịch trên sàn cũng mất tiền.
  • Cách vận hành: Nếu một sàn không có chiến lược giá rõ ràng, nhà giao dịch và nhà môi giới sẽ xảy ra vấn đề. Ví dụ như việc đặt lệnh của nhà giao dịch sẽ bị gián đoạn, không minh bạch.
  • Sàn không công bằng: Những sàn ôm lệnh có thể họ dành sự ưu tiên cho những tổ chức, cá nhân có vốn tài sản lớn vì sàn sẽ có phí cao hơn. Vì thế những nhà giao dịch nhỏ lẻ sẽ bất lợi hơn để đợi khớp lệnh. Những trader này nên chọn sàn đẩy lệnh sẽ thích hợp hơn.

Vậy làm sao để tránh những hạn chế này? Nhà giao dịch cần theo dõi và phân tích cẩn thận trước khi lựa chọn một sàn ôm lệnh. Hãy dựa vào chính sách quản lý rủi ro của từng sàn và ưu tiên những sàn có cấp giấy hoạt động từ các tổ chức tài chính hàng đầu như NFA, CFTC của Mỹ, FCA của Anh, FINRA của Thụy Sỹ,… Họ đảm bảo quyền lợi cho tất cả các nhà giao dịch.

Có nên tin tưởng vào sàn ôm lệnh Forex?

Các sàn Forex ôm lệnh có giả mạo?

Sàn ôm lệnh hay còn gọi là nhà cái, nhà tạo lập thị trường (Market Maker). Họ cung cấp giá giao dịch với các mã Forex dựa vào giá tiền tệ. Thông thường chúng ta không giao dịch trực tiếp với những sàn này, họ sẽ thực hiện đẩy lệnh của chúng ta để khớp lệnh hoặc có thể thông qua một sàn đẩy lệnh khác.

Tuy nhiên sẽ có xảy ra sự việc thao túng giá. Ngay cả những sàn ôm lệnh uy tín cũng đã bị dính đến vấn đề về liên minh giao dịch Forex bất hợp pháp. Họ đã bị phạt tiền do hành động của mình. Và người bị ảnh hưởng tiêu cực chính là các trader khi tham gia giao dịch.

Các hình thức lừa đảo thường gặp của các sàn ôm lệnh

Hiện tại có một số sàn giao dịch dựa vào mô hình sàn ôm lệnh để tiến hành hoạt động. Các sàn Forex ôm lệnh hiện nay như: FX Trading Markets, Liberforex, GG Trade,…

Những phương thức lừa đảo của các sàn ôm lệnh có thể là:

  • Sử dụng danh tiếng của các sàn ôm lệnh uy tín để lừa gạt nhà giao dịch.
  • Không được cấp giấy phép hoạt động từ các cơ quan tài chính cấp cao. Họ có thể làm giả rất tinh vi.
  • Giam lệnh của các nhà giao dịch, không cho phép họ giao dịch khác lệnh. Nhà đầu tư sẽ bị cháy tài khoản.
  • Không cho nhà giao dịch rút tiền, giam tiền của họ.
  • Hứa hẹn về lợi nhuận hấp dẫn, cung cấp thanh khoản cao cho các trader.

Điều quan trọng là nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng vai trò của một sàn ôm lệnh để mạo danh, lừa gạt người dùng. Về bản chất thì sàn ôm lệnh sẽ đảm bảo về mặt chữ tín.

Với toàn bộ thông tin về sàn ôm lệnh hôm nay của chúng tôi, các bạn đã có thêm một loại sàn giao dịch Forex đáng để đầu tư trong năm nay. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu tham gia giao dịch với sàn ôm lệnh (Dealing Desk), bạn cần phải tìm hiểu ưu và nhược điểm của sàn, liệu sàn có bị giả mạo hay không.

Blackmantrader chúc các bạn sẽ có được một quá trình giao dịch tốt đẹp!

Bài viết mới nhất

Phân tích Vàng ngày 28/11/2024:

Phân tích Vàng ngày 26/11/2024

Phân tích Vàng tuần 4- Tháng 11/2024

spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

Bài viết liên quan